Hội thảo khoa học Kỹ thuật và công nghệ xanh lần 4
Vào lúc 7h30, ngày 17.06.2016 tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nhóm nghiên cứu trọng điểm CEFT, khoa CNHH&TP đã tổ chức "Hội thảo Khoa học Kỹ thuật & Công nghệ xanh - lần 4" với các nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao để giải quyết các vấn đề quan trọng của xã hội hiện nay.
Hình. Tham dự hội thảo của các báo cáo viên
Thành phần tham dự là các thành viên của nhóm nghiên cứu trọng điểm CEFT, các nhà khoa học có uy tính ở ngoài trường, khách mời và các em sinh viên khoa CNHH&TP, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TpHCM
Hình. Toàn cảnh buổi hội thảo
Các chuyên đề nghiên cứu báo cáo tại hội thảo:
1. TS. Nguyễn Tấn Dũng. “Phân tích nguyên nhân hiện tượng hải sản chết hàng loạt tại một số tỉnh duyên hải miền nước ta”, khoa CNHH&TP, Trường ĐHSPKT TpHCM
2. TS. Nguyễn Văn Nguyện, “Hiện trạng và thách thức nuôi và chế biến cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus) ở ĐBSCL Việt Nam, Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, TpHCM.
3. TS. Nguyễn Quang Vinh, “Anti-oxidant and antidiabetic effect of some medicinal plants belong to Terminalia species collected in Dak Lak Province, Vietnam”, Viện Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại học Tây Nguyên, Việt Nam
4. TS. Châu Thanh Tuấn. “The High Efficient Conversion of Myoglobin-heme to Zn-protoporphyrin, Mediated by Ferrochelatase” , trường Cao Đẳng nghề Sóc Trăng
5. TS. Nguyễn Mỹ Linh. “Biosorption of Binary Nickel(II) and Phenol Using Crosslinked Chitosan Beads Modified with Saccharomyces cerevisiae”, khoa CNHH&TP, Trường ĐHSPKT TpHCM
6. TS. Hồ Thị Yêu Ly. “Adsorption thermodynamic and kinetic studies of Cr (vi) by chitosan flake modified with citric acid via crosslinking with glutaraldehyde”, khoa CNHH&TP, Trường ĐHSPKT TpHCM.
Chuyên đề nổi bật nhất trong hội thảo này là:
“The High Efficient Conversion of Myoglobin-heme to Zn-protoporphyrin, Mediated by Ferrochelatase”
GIỮ MÀU CHO SẢN PHẨM THỊT KHÔNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT ĐỘC HẠI, AN TOÀN CHO THỰC PHẨM.
TS. Châu Thanh Tuấn.
Vấn đề giữ màu cho thịt mà không sử dụng hóa học làm cho thực phẩm an toàn khi sử dụng. Đề tài nghiên cứu của TS. Châu Thanh Tuấn hướng ứng dụng enzyme tạo màu cho sản phẩm từ thịt hợp với xu hướng phát triển sản phẩm sạch.
Chúng ta biết rằng, trong thịt hàm lượng khoáng chất Na, K, P, Ca, Mg chiếm một tỉ lệ tương đối lớn, còn Fe, Zn chiếm một tỉ lệ tương đồng nhau. Đây là các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, ...v.v.
Đối với sản phẩm thịt khi mới giết mổ xong thì có màu đỏ tươi, màu đỏ tươi là do vòng Hem của hemoglobin chứa Fe2+, khi thịt ở trong môi trường bảo quản lâu, tiếp xúc với O2 của không khí làm cho Fe2+ trong vòng Hem chuyển thành Fe3+ có màu đỏ đen (tối) làm mất giá trị cảm quan.
Để cho thịt có màu đỏ tươi bền với thời gian tiêu thụ TS. Châu Thanh Tuấn đã dày công nghiên cứu tại đất nước Nhật Bản sử dụng enzyme bốc Fe2+ trong vòng Hem và thay thế chúng bằng Zn2+ có sẵn ở trong thịt để giữ thịt có màu đỏ tươi, làm tăng giá trị cảm quan, không gây độc hại đối với thực phẩm người sử dụng, tạo thực phẩm sạch có giá trị.
Thay mặt nhóm CEFT xin chân thành cám ơn TS. Châu Thanh Tuấn đã cộng tác trình bày báo cáo này.
TS. Nguyễn Tấn Dũng
Tin mới hơn
- The 1th International Conference on Green Technology and Sustainable Development - GTSD’12 - 25/03/2017 07:52
- Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ xanh - lần 1 - 25/03/2017 07:32
- Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ xanh - lần 2 - 25/03/2017 07:03
- Hội nghị Vật lý Solvay lần thứ 5 (Fifth Solvay Physics Council) - 25/03/2017 05:32
- GIỮ MÀU CHO SẢN PHẨM THỊT KHÔNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT ĐỘC HẠI, AN TOÀN CHO THỰC PHẨM - 25/03/2017 00:25