Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ xanh - lần 2

Khoa học Kỹ thuật & Công nghệ xanh - lần 2

Nhóm nghiên cứu trọng điểm CEFT (Chemistry Environment and Food Technology Group) thuộc khoa CNHH&TP tổ chức buổi hội thảo khoa học với: 
1) Chủ đề:Khoa học Kỹ thuật & Công nghệ xanh - lần 2” (The Green Engineering Science and Technology – 2nd)
2) Thời gian và địa điểm: vào lúc 7h30, ngày 19 tháng 12 năm 2015 (nhằm vào thứ bảy) tại địa điểm tổ chức tại PHÒNG HỌP III (LẦU 8) trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TpHCM.
3) Thành phần tham dự gồm: Các thành viên của nhóm nghiên cứu trọng điểm CEFT, các nhà khoa học có uy tín ở ngoài trường, khách mời doanh nghiệp và các em sinh viên khoa CNHH&TP.
 
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ xanh - lần 2

Hình ảnh ghi lại tại hội thảo

Nội dung:

1) TS. Nguyễn Tấn Dũng: The method to determine the rate of freezing water inside product of the freezing process. (ĐHSPKT TPHCM)
 
2) TS. Nguyễn Văn Nguyện: Dự báo sự biến đổi khí hậu tại khu vực ĐBSCL từ năm 2015 - 2020 (Viện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy sản II TPHCM)
 
3) TS. Trịnh Khánh Sơn: Nghiên cứu sự biến tính và sự thay đổi độ tiêu hóa in vitro của tinh bột bắp do xử lý bằng Argon-plasma nguội ở áp suất khí quyển (ĐHSPKT TPHCM)
 
4) TS. Bùi Anh Tuấn: Công nghệ lạnh đông thực phẩm tại các nhà máy chế biến thủy sản Việt Nam. (Chuyên Gia Thủy Sản)
 
5) ThS. Nguyễn Hà Trang: Quy hoạch năng lượng điện mặt trời tại trường ĐHSPKT TPHCM (ĐHSPKT TPHCM)
 

 

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỈ LỆ NƯỚC ĐÓNG BĂNG TRONG THỰC PHẨM LẠNH ĐÔNG.

Nghiên cứu công nghệ lạnh đông dùng trong sấy thăng hoa cũng như trong bảo quản nhằm mục đích phát triển công nghệ sau thu hoạch. Đây là vấn đề quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực - thực phẩm cho quốc gia cũng như cho thế giới.

Trên cơ sở đó, bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào xác định được nhiệt độ và thời gian lạnh đông tối ưu của sản phẩm? Để khi tiến hành quá trình lạnh đông làm cho nước trong sản phẩm đóng băng hoàn toàn, làm giảm hoạt độ của nước, loại môi trường sống của vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản và sử dụng, đồng thời vận hành hệ thống lạnh dừng đúng lúc, tiết kiệm được năng lượng. Đây là một trong những vấn đề khó và phức tạp.

Với bài toán này nhiều nhà khoa học trên thế giới đã căn cứ vào nhiệt độ kết tinh của nước trong thực phẩm rồi xây dựng và giải các mô hình toán truyền nhiệt lạnh đông để tính toán thời gian lạnh đông tối ưu khi nhiệt độ tâm sản phẩm đạt tới nhiệt độ kết tinh, như các mô hình toán điển hình của Plank R & et al, (1913); Lame, Clapeiron, Shijov G.B, (1931); Plank and Veinik, (1937); Raoult, (1958); Sbijov G.B, (1967); Golovkin N.A, (1972); Luikov A.V, (1974); Heldman D.R, (1992).

Tuy nhiên, về mặt lý thuyết thì khi nhiệt độ tâm sản phẩm đạt tới nhiệt độ kết tinh thì nước trong sản phẩm sẽ kết tinh hoàn toàn, nhưng thực tế không phải như vậy, vì nước trong thực phẩm không phải là nước nguyên chất mà chúng ở dạng dung dịch, nhiệt độ kết tinh của chúng thay đổi theo nồng độ, thay đổi theo suốt quá trình lạnh đông. Do đó phương pháp này không chính xác. Hiện nay, các nhà máy chế biến thực phẩm thường lạnh đông thực phẩm đạt nhiệt độ -25oC đến -18oC sau đó bảo quản là an toàn. Vi vậy vẫn không xác định được nhiệt độ lạnh đông tối ưu để khi vận hành hệ thống lạnh dừng đúng lúc và tiết kiệm được năng lượng.

Với đề tài nghiên cứu "Xây dựng phương pháp xác định tỉ lệ nước đóng băng trong thực phẩm lạnh đông" là cơ sở để xác định nhiệt độ lạnh đông thích hợp. Khi đó, vận hành hệ thống lạnh dừng đúng lúc tiết kiệm được năng lượng.

Công trình đã được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, có chỉ số ISI:
1) http://chimie-biologie.ubm.ro/carpath…/Vol%204(2)%202012.pdf
2) http://maxwellsci.com/jp/issue.php?jid=AJFST&no=244;
3) http://maxwellsci.com/print/rjaset/v7-403-412.pdf

Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với tác giả:
TS. Nguyễn Tấn Dũng
Nhóm CEFT - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TpHCM
Email: tandzung072@yahoo.com.vn hoặc tandzung072@hcmute.edu.vn

TS. Nguyễn Tấn Dũng

 

HỆ THỐNG SẤY THĂNG HOA DS-9 (VERSION 4) 

Hệ thống sấy thăng hoa DS-9 (Version 4) nằm trong dự án chế tạo hệ thống sấy thăng hoa dùng để sản xuất hàng mẫu cho Công ty Cổ Phần Sản Xuất Thực Phẩm Xuất Khẩu, tỉnh Đắk Lắk.

Dự án bắt đầu 20.11.2017 kết thúc 20.02.2018, phiên bản này được tối ưu hóa về mặt năng lượng cho quá trình sấy trong điều kiện thăng hoa. Đặc biệt ứng dụng IoT trong quá trình điều khiển & kiểm soát quá trình & nó được gọi là phiên bản của IR 4.0